Tư vấn trị bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa

Bệnh tiểu đường ở Việt Nam

Theo bộ y tế thì bênh tiểu đường ở Việt Nam đang tăng theo cấp số nhân ở người già

Chiều 20/9/2017, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức lễ công bố hai hướng dẫn chuyên môn mới được cập nhật về đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) type 2, nhằm đưa ra các chỉ dẫn để chẩn đoán và điều trị bệnh lý này trong cả nước.

Tại buổi lễ, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, tại Việt Nam, hiện có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường.

tri benh tieu duong

Con số này được dự báo sẽ tăng lên thành 6,1 triệu vào năm 2040. Tuy nhiên, con số người bệnh chưa được chẩn đoán lên tới gần 70%. Bởi vậy, nhiều bệnh nhân được phát hiện bệnh khi đã xuất hiện nhiều biến chứng.

Tư vấn điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường ở Việt Nam

Câu hỏi và câu trả lời tư vấn về cách điều trị và ngừa bệnh tiểu đường

Tôi phát hiện bệnh tiểu đường cách đây một năm, chỉ số 9,5. Uống thuốc một tháng còn 7,3. Từ đó đến nay uống đều đặn, đo chỉ số còn 5,3, với chế độ ăn của người bình thường. Vậy tôi không uống thuốc nữa có được không?

lêthanhcanh, 54 tuổi

Tôi cần biết thêm ngoài chỉ số đường huyết đói như bạn mô tả, mức HbA1c (còn gọi là mức đường trong máu) trung bình 3 tháng trước của bạn là bao nhiêu, bạn đang được điều trị với thuốc viên hạ đường huyết loại nào và có tác dụng phụ gì gây khó chịu cho bạn không?

Việc quyết định nên tiếp tục dùng thuốc hay ngưng phải do bác sĩ điều trị quyết định. Như đã đề cập ở trên, có một số bệnh nhân sau khi được chẩn đoán đái tháo đường và điều trị một thời gian, cơ thể có thể kiểm soát đường huyết tốt bằng chế độ ăn và luyện tập thể dục và không cần phải dùng thuốc. Dù vậy, ngay cả trong trường hợp ngưng thuốc, bạn cũng cần phải tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để được theo dõi đường huyết thường xuyên và dùng thuốc thích hợp khi cần.

Đã hết thời gian tư vấn trực tuyến. Những câu hỏi còn lại của bạn đọc, tôi sẽ tiếp tục trả lời trênsuckhoe.vnexpress.net, mời các bạn tiếp tục theo dõi. Xin cảm ơn và xin chào.

Hiện nay dùng loại thuốc nào trị bệnh tiểu đường đường tuýp 2 là tốt nhất?

le quang, 63 tuổi

Đái tháo đường tuýp 2 có cơ chế gây bệnh phức tạp, do nhiều nguyên nhân góp phần làm gia tăng đường huyết. Hiện nay Cơ quản Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã chấp thuận 11 nhóm thuốc trong điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2. Trong đó nhóm thuốc metformin thường được dùng để khởi đầu điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 mới chẩn đoán.

Các nhóm thuốc có cơ chế tác dụng, tác dụng phụ và chống chỉ định khác nhau nên việc dùng loại phải do bác sĩ quyết định tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân cụ thể. Do đó tôi không thể tư vấn cho bạn loại thuốc nào là tốt nhất được.

 

Tôi bị tiểu đường 7 năm, tuýp 2. Xin hỏi cách điều trị?

Ngô Thị Kiểm, 74 tuổi, 15 Lê Duẩn- Q1- TP.HCM

Như đã đề cập ở trên, điều trị bệnh đái tháo đường bao gồm: Các biện pháp không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn, giảm lượng đường (carbohydrate), luyện tập thể dục đều đặn kết hợp với các biện pháp dùng thuốc để kiểm soát đường trong máu, tránh gây tổn thương các cơ quan.

Hiện nay có nhiều loại thuốc hạ đường huyết (đường uống và đường tiêm dưới da) có cơ chế tác dụng, tác dụng phụ và chống chỉ định khác nhau. Do đó việc dùng nhóm thuốc nào phải do bác sĩ quyết định tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân cụ thể. Không thể có công thức điều trị chung cho tất cả mọi người. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể về trường hợp của mình.

 

Em bị tiểu đường tuýp 1, phát hiện 2 năm nay rồi, đang chích insulin. Chỉ số đường huyết của em không ổn định. Xin hỏi bác sĩ, giờ em chuyển qua uống thuốc viên có được không?

nguyen vu toan, 36 tuổi

Bệnh đái tháo đường thường được chia thành 2 loại: Đái tháo đường tuýp 1 (ít gặp hơn, chỉ chiếm 5-10%) và tuýp 2 chiếm đa số, khoảng 90-95%. Tuýp 1 thường gặp ở trẻ em hay thanh thiếu niên. Nguyên nhân là do tuyến tụy sản xuất quá ít insulin, thường là do bệnh tự miễn.

Trong trường hợp của bạn nếu đúng là đái tháo đường tuýp 1 thì cần phải được chích insulin suốt đời, không chuyển sang thuốc viên được. Nếu ngưng chích, bạn có thể bị những biến chứng nguy hiểm như hôn mê nhiễm ceton axit. Đây là một biến chứng cấp tính của bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

 

Tiếp tục đọc